Mâm ngũ quả ngày Tết gồm có gì? Cần được bày trí như thế nào? Cùng tìm hiểu sâu hơn qua bài viết này các bạn nhé!
Điều quan trọng nhất trong dịp tết Nguyên Đán là mâm ngũ quả một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng và có ý nghĩa vô cùng. Bày mâm ngũ quả đẹp mắt và đầy đủ sẽ giúp gia chủ thể hiện được lòng thành kính với ông bà tổ tiên cũng như mang lại nhiều may mắn, sung túc và tài lộc đến cho gia đình vào năm mới.
Thế nào được gọi là mâm ngũ quả ngày Tết?
Mâm ngũ quả từ lâu là một phần không thể thiếu trong văn hóa, lối sống của người Việt vào mỗi độ Tết đến xuân về. Mâm trái cây với 5 loại quả khác nhau sẽ được mỗi gia đình được bày biện đẹp mắt và dâng lên bàn thờ gia tiên để bày tỏ tấm lòng đối với ông bà tổ tiên. Mâm ngũ quả ngày Tết còn được thể hiện lòng ước mong của gia chủ qua tên gọi, màu sắc cũng như cách sắp xếp của chúng.
Ngoài ra, ngũ (số 5) là số rất tốt trong phong thủy, tượng trưng cho sự đủ đầy, cho ước muốn vạn vật phát triển mạnh mẽ, sinh sôi nảy nở, âm dương hòa hợp. Còn quả tượng trưng cho sự sung túc, cho thành quả lao động vất vả của con người. Qua mâm ngũ quả ngày Tết, mọi gia đình đều cầu mong một năm mới với sự đủ đầy, sung túc, may mắn. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả ngày nay còn mang ý nghĩa trang trí cho không gian phòng khách thêm đẹp mắt, rộn ràng sắc xuân vào dịp đầu năm mới.
Ý nghĩa mâm ngũ quả của từng vùng miền khác nhau
Theo quan niệm người xưa thì mâm ngũ quả ngày Tết được chọn bởi 5 loại quả khác nhau với hình ảnh tượng trưng trai cây 5 màu và mang ý nghĩa khác nhau. Làm tăng thêm không khí rộn ràng, ấm cúng cho ngày tết. Nên những loại hoa quả được chưng trên mâm ngũ quả vào dịp tết cũng mang theo những ý nghĩa như:
- Quả dưa hấu, bưởi: với hình dáng tròn trịa, tươi mát, cho một năm mới đong đầy , may mắn.
- Quả quýt, hồng: màu vàng cam rực sáng, thể hiện cho sự may mắn và thành công.
- Mai: ngụ ý cho con gái có chồng được cuộc sống sung túc, hạnh phúc.
- Quả lê: thơm dịu, ngọt ngào, ý nguyện cho việc gì cũng luôn suôn sẻ, thuận lợi tốt lành.
- Quả táo miền Nam còn gọi là bom (táo đỏ): mang ý nghĩa phú quý, giàu sang.
- Quả thanh long: ngụ ý rồng mây hội tụ sum vầy.
- Quả dừa được hiểu như là ‘’vừa’’ trong tiếng miền Nam ‘’vừa đủ’’ có nghĩa không thiếu thốn.
- Quả sung: thể hiện ước muốn sung túc mọi mặt trong cuộc sống như gia đình, sức khỏe, công việc, tình cảm,..
- Quả đu đủ: ước nguyện cho sự đầy đủ, đong đầy, phồn thịnh.
- Quả xoài: cầu mong cả năm được tiêu xài không thiếu thốn.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Đối với người dân miền Bắc, quan trọng nhất mâm ngũ quả phải đúng chính xác, đẹp mắt phải có đầy đủ loại trái như bưởi, chuối xanh, phật thủ, sung, mận, quýt, quất cảnh, ớt, dứa,… với những màu sắc hài hòa nhưng phải rực rỡ, bảo đảm đúng như ngũ hành như: chuối phải được sắp xếp theo nải có màu xanh, thể hiện cho sự đoàn tụ, sum vầy, hạnh phúc. Quả bưởi màu vàng thể hiện cho sự phú quý giàu sang, may mắn.
Người miền Bắc thường trình bày theo kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh dưới cùng mâm như một bàn tay lớn để đỡ lấy tất cả các quả còn lại đã chuẩn bị, chính giữa đặt mãng cầu,bưởi, đào, thơm, sung, quýt, còn chỗ trống thì có thể xen kẽ ớt, lẫn quất.
Mâm ngũ quả miền Trung
Đất ở miền Trung thường xuyên gặp phải thiên tai, hạn hán, bão lũ quanh năm liên tục nên đất đai không được màu mỡ và không khí thất thường ít trồng được những cây ăn trái. Nên mâm ngũ quả của người miền Trung thường thì mộc mạc, đơn giản, không quan trọng hình thức, có gì chưng nấy miễn sao có tâm là được. Những loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của miền Trung như: dưa hấu, chuối, cam, quýt,…
Mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam sắp mâm ngũ quả theo ước muốn đơn giản ‘’cầu sung vừa đủ xài’’ mong ước một năm đủ đầy, sung túc, an khang thịnh vượng như: dưa hấu, dừa, đu đủ, xoài, mãng cầu. Ngoài ra, người miền Nam không chưng một số loại trái có tên, nghĩa không tốt như chuối, lê, cam… Thường sắp xếp những loại quả to, nặng lên mâm trước rồi mới xếp những loại quả nhỏ nhẹ hơn còn lại lên trên cùng.
Một mâm ngũ quả đẹp,ý nghĩa thì phải đầy đủ ngũ hành là biểu tượng cho trời đất. Cùng nhiều loại bánh, mứt, trà, rượu và một bình hoa cúc vàng, đỏ cũng không thể thiếu một cành hoa đào hoặc nhánh mai vàng là màu sắc ngày tết cổ truyền. Mâm ngũ quả còn làm cho không khí ngày tết thêm sinh động, ấm áp, đong đầy sắc xuân. Đặc biệt mâm ngũ quả ngày tết còn giúp dạy cho con cháu sau này biết được văn hóa của cha ông để lại và phải biết học hỏi kế thừa những nét đẹp truyền thống này.