Giãn tĩnh mạch chân là triệu chứng gây đau nhức, mỏi và nặng chân. Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà được nhiều người quan tâm hơn trong thời gian qua bởi ngày càng có nhiều người mắc triệu chứng nặng. Khi các tĩnh mạch phồng to lên không chỉ đau nhức mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn tham khảo một số cách chữa giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản và hiệu quả.
Sơ lược về giãn tĩnh mạch chân
Trước tiên hãy tìm hiểu về giãn tĩnh mạch trước đã. Tĩnh mạch chính là các mạch máu trong cơ thể dẫn máu từ các cơ quan về tim để lọc máu. Bên trong tĩnh mạch có các van làm nhiệm vụ không cho máu chảy ngược và khi các van này tổn thương thì máu trong tĩnh mạch sẽ lưu thông không kiểm soát khi đó máu tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch gây giãn tĩnh mạch.
Khi tĩnh mạch bị giãn sẽ xoắn lại và phồng lên thấy rõ trên bề mặt da. Đôi khi có thể quan sát được các tĩnh mạch bị giãn màu xanh, tím nổi lên. Giãn tĩnh mạch không chỉ ở chân mà còn nhiều vị trí khác trên cơ thể nhưng chân và đùi xảy ra phổ biến nhất. Đặc biệt với phụ nữ trong thai kỳ có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch.
Triệu chứng của căn bệnh này là các tĩnh mạch nổi lên dưới da, cảm giác nóng rát hoặc đau nhói, khó chịu và nặng nề ở khu vực bị giãn. Nếu ở chân thì đi lại khó khăn, sưng bàn chân và những khớp ở chân không thể di chuyển. Da trên vùng giãn tĩnh mạch bị khô có cảm giác ngứa hoặc lâu ngày sẽ bị loét, nặng hơn là nhiễm trùng hoặc tắc mạch.
Chúng ta cần biết rằng, cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản chỉ làm giảm triệu chứng bệnh mà không thể điều trị triệt để. Vì thế một lối sống khoa học, lành mạnh giúp ích nhiều hơn cho người bệnh trong cuộc sống lâu dài.
Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản, hiệu quả
Tập nâng chân, massage chân và thể dục thể thao
Nâng chân là bài tập có thể giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch cũng như sưng phù chân nếu ở giai đoạn đầu còn nhẹ. Cần thực hiện các động tác nâng cao chân trên mức của tim và giữ chân ở vị trí này 20 phút. Thực hiện lặp đi lặp lại 3 – 4 lần một ngày nếu có thời gian.
Massage chân giúp hỗ trợ lưu thông máu đặc biệt ở những nơi bị giãn tĩnh mạch. Các thao tác thực hiện chậm rãi, nhẹ nhàng, không gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch. Trường hợp thực hiện mà thấy chân đau tức hơn thì cần dừng lại và thực hiện lại vào hôm sau.
Thực hiện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng sẽ là biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Những bài tập nên nhẹ nhàng, không gây áp lực cho chân và hỗ trợ lưu thông máu là những bài tập nên được lựa chọn. Nổi bật là các động tác yoga, đi bộ.
Thay đổi cách đi lại, cần đi lai nhiều và tránh ngồi quá lâu. Với những người làm ở văn phòng thì cần thay đổi tư thế thường xuyên giúp máu lưu thông hiệu quả. Phụ nữ thì không được mang giày cao gót, không được mang nặng. Vì những hoạt động này sẽ làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là biện pháp hữu hiệu không chỉ cho giãn tĩnh mạch chân mà còn rất tốt cho sức khỏe. Một số lời khuyên cho người bị giãn tĩnh mạch đó là tăng cường thực phẩm chứa vitamin C và E. Chúng sẽ giúp sản xuất collagen và elastin nhanh hơn và giúp tĩnh mạch khỏe hơn, ít bị giãn hơn.
Một chế độ ăn hợp lý còn nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ các loại đậu, yến mạch hay ngũ cốc. Chúng sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch. Ngoài ra còn có bắp cải, hành, cải bó xôi, bông cải xanh, cacao, nho, anh đào, táo, cam quýt, tỏi,…vì chúng giúp phá hủy các chất lên men trong máu và giảm đau cùng với đó là giúp giảm áp lực động mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn.
Các loại hạt như hạnh nhân, củ khoai tây, cá hồi, cá ngừ,… cần tăng cường bổ sung vì chúng giàu kali sẽ giúp giữ nước trong cơ thể để cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân.
Dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch
Biện pháp cuối cùng đơn giản và tại chỗ cho người bị giãn tĩnh mạch là sử dụng tất giãn tĩnh mạch hay còn gọi là tất y khoa. Loại tất này bó chặt hơn tất thông thường giúp tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân. Nguyên tắc hoạt động của nó là tạo áp lực lên chân để các tĩnh mạch không bị giãn. Tất y khoa được nghiên cứu để co giãn hợp lý giúp tĩnh mạch trong việc điều hướng đưa máu lưu thông.
Trên đây là một số cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản, hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thực hiện thành công và đẩy lùi được các triệu chứng đau nhức của mình.