Hiện nay ở tại nước ta, vấn đề bảo dưỡng các công trình xây dựng chưa nhận được sự quan tâm và coi trọng. Tình trạng các công trình xuống cấp nhanh chóng có thể nhìn thấy ở rất nhiều nơi, hoặc bảo dưỡng nửa vời không đầu không đuôi, hư chỗ nào bảo dưỡng chỗ đó mà không được tìm hiểu nguyên nhân. Một phần là do chi phí bảo dưỡng công trình quá cao, bị thụ động trong việc giải quyết chi phí hoặc chờ nguồn vốn từ ngân sách.
Chi phí bảo dưỡng công trình
Chi phí bảo dưỡng công trình là tập hợp toàn bộ các chi phí cần thiết được xác định theo yêu cầu các công việc cần phải thực hiện phải phù hợp với quy trình bảo dưỡng và kế hoạch bảo dưỡng công trình đã được phê duyệt.
Chi phí bảo dưỡng phải được xác định cụ thể và phù hợp với từng quy trình đã được duyệt và sẽ được thực hiện theo bản kế hoạch bảo dưỡng và hiện trạng của công trình. Cụ thể, chi phí bảo dưỡng công trình được lập theo định kỳ hàng năm hoặc định kỳ theo giai đoạn cụ thể (đối với công tác sửa chữa) cho từng nội dung công việc được thực hiện.
Căn cứ vào Nghị định 06/2021/NĐ-CP về việc quy định cụ thể các khoản chi phí bảo dưỡng công trình xây dựng như sau:
- Về chi phí bảo dưỡng định kỳ theo hàng năm, gồm: lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo dưỡng công trình xây dựng; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về công trình xây dựng.
- Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất), bao gồm: chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa thiết bị công trình theo quy định bảo trì được duyệt, và với trường hợp cần bổ sung hoặc thay thế các hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác thuận tiện và sử dụng đúng công năng, đảm bảo an toàn.
Xác định chi phí bảo dưỡng công trình
Theo thông tư 03/2017/TT-BXD có hướng đến về việc xác định chi phí bảo dưỡng công trình xây dựng. Thông tư này được áp dụng với người chủ sở hữu công trình hoặc người quản lý sử dụng trực tiếp công trình và tổ chức, cá nhân có liên quan đến vấn đề xác định dự toán chi phí bảo dưỡng công trình được sử dụng ngân sách nhà nước hay ngoài ngân sách nhà nước.
Phương pháp xác định chi phí bảo dưỡng công trình gồm các vấn đề: định mức chi phí dựa theo tỷ lệ phần trăm; khối lượng và đơn giá hoặc kết hợp các phương pháp trên lại với nhau.
Về định mức tỷ lệ % chi phí định kỳ bảo dưỡng hàng năm đối với từng loại công trình xây dựng chuyên ngành được quy định như sau:
- Đối với công trình xây dựng dân dựng: từ 0,08 – 0,1%.
- Đối với công trình công nghiệp xây dựng, công nghiệp nhẹ được tính: 0,06 – 0,1%.
- Đối với công trình về hạ tầng kỹ thuật: 0,18 – 0,25%.
- Về công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, cầu vượt sông và đường quốc lộ: 0,2 – 0,4%.
Đối với các loại công trình xây dựng chuyên ngày thì sẽ áp dụng điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP tùy theo tính chất và đặc điểm loại hình công trình mà các bộ phận quản lý công trình được hướng dẫn phương pháp xác định chi phí phù hợp. Chi phí sửa chữa công trình, phí kiểm định chất lượng công trình phục vụ cho công tác bảo trì, chi phí đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong suốt quá trình khai thác sử dụng sẽ được lập dự toán bảo dưỡng theo khối lượng và đơn giá hoặc sử dụng phương pháp kết hợp.
Quản lý chi phí bảo dưỡng công trình
Để quản lý chi phí bảo dưỡng công trình xây dựng thì chủ sở hữu hoặc quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thẩm tra, thẩm định (nếu đủ điều kiện) hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí về việc thẩm tra báo cáo kinh tế – kỹ thuật; dự án đầu tư xây dựng công trình ; định mức chi phí xây dựng để phục vụ bảo trì công trình xây dựng mới hoặc điều chỉnh, đơn giản các chi phí bảo trì.
Nếu cần phải bảo trì đột xuất công trình thì chi phí sẽ được tính theo các mục sau: chi phí sửa chữa công trình và chi phí sửa chữa những hư hỏng hoặc thay thế các thiết bị lặp đặt vào công trình (nếu có) với giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì phải được lập báo cáo về kinh tế – kỹ thuật hoặc phải lập dự án đầu tư xây dựng. Chủ sở hữu hoặc quản lý trực tiếp phải chịu trách nhiệm lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt chi phí công trình theo đúng quy định của pháp luật về chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Đối với trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình sử dụng nguồn vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý trực tiếp tham khảo, áp dụng nội dung tại điểm a và điểm b của nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để xác định được chi phí sửa chữa công trình và các thiết bị công trình.
Lời kết
Như vậy, theo những thông tư và nghị định hiện hành của nước Việt Nam thì chi phí bảo dưỡng công trình được quy định cụ thể và được chia theo từng hạng mục công trình. Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng công trình nên được áp dụng và thực hiện đúng quy định và nên được thực hiện định kỳ để có thể đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng. Điều này các chủ đầu tư hoặc người quản lý trực tiếp nên chú ý quan sát và thực hiện nghiêm chỉnh để tránh những sự cố không như mong muốn xảy ra.