Lên đồng có thật không là vấn đề tâm linh được nhiều người quan tâm. Đây là nghi thức để người trần giao tiếp với thần linh thông qua các cô đồng, cậu đồng. Thế nhưng nhiều người vẫn bán tín bán nghi về hoạt động này. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau để giải đáp những thắc mắc này.
Lên đồng là gì?
Lên đồng hay còn được gọi là hầu đồng, hầu bóng. Hoạt động tín ngưỡng này đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam. Thông qua xác cô (cậu) đồng mà các thần linh có thể phán truyền, chỉ bảo nhân dân. Đồng thời, ban phúc, lộc cho cọn cháu.
Mỗi lần lên đồng, các vị thánh sẽ nhập vào cô (cậu) đồng. Khi đó, họ sẽ nhảy, múa theo tiếng nhạc. Các cô (cậu) đồng sẽ truyền tải những lời phán truyền của thần linh cho người dân. Mỗi lần thánh nhập vào người được gọi là một giá đồng. Kết thúc giá đồng, mọi người sẽ nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một giá đồng khác trong buổi hầu.
Lên đồng có thật không?
Có rất nhiều người băn khoăn không biết liệu lên đồng có thật không? Thực tế, theo các nghiên cứu khoa học thì chưa khẳng định việc lên đồng là có thật. Hoạt động này chỉ xuất phát từ đức tin trong tín ngưỡng dân gian của người dân.
Lên đồng là nhu cầu tâm linh thuộc về tín ngưỡng. Hoạt động này thường được tổ chức hàng năm vào mỗi dịp lễ tết, hoặc lễ đền, thánh, phủ. Qua hình thức lên đồng sẽ kết nối giữa thần linh, người chết với những người đang sống. Linh hồn của họ sẽ hiện về giúp đỡ và chỉ dẫn con người đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hầu đồng đúng nghĩa sẽ được tổ chức như một nghi thức dân gian. Người dân cần sáng suốt để phân biệt được đâu là lên đồng đúng nghĩa và đâu là lên đồng giả mạo. Tránh tin tưởng mù quáng để làm theo những điều xấu ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội.
Trình tự của lễ lên đồng
Một buổi lên đồng nhiều nhất là 36 giá. Để phục vụ cho các giá đồng, người lên đồng sẽ kết hợp cùng lễ nhạc Chầu văn và người quản lý của đền, miếu để cúng chúng sinh làm lễ thánh. Để thực hiện lễ cúng này, các cô (cậu) đồng sẽ chuẩn bị lễ vật: quần áo, tiền vàng, thỏi bạc, cháo, bánh… phục vụ cho các giá đồng.
Thay lễ phục hầu đồng
Tùy theo giá đồng đó dành cho vị thánh nào thì người hầu đồng phải mặc những trang phục phù hợp dành riêng cho vị thánh đó. Trang phục thường là áo dài, quần trắng, khăn xếp, áo cài…
Dâng hương
Khi hầu đồng cô (cậu) đồng cầm 1 bó nhang có khăn phủ bên ngoài. Tay phải rút một nén hương huơ lên bó nhang đang cầm trên tay để phù phép. Hoạt động này còn được gọi là khái nông giúp xua đuổi tà ma.
Giáng thánh
Thánh nhập vào cô (cậu) đồng thì họ sẽ hạ bó hương xuống ra hiệu cho các đệ tự phục vụ xung quanh biết. Lúc này, người hầu đồng sẽ không còn là người bình thường nữa. Họ chính là những vị thánh đã nhập để đưua ra những phán truyền, diệt trừ ma quỷ.
Múa đồng
Khi thánh nhập vào cơ thể, cô (cậu) đồng sẽ thực hiện các bài múa cùng với các dụng cụ kết hợp. Mỗi động tác múa được thực hiện theo nhịp điệu của tiếng nhạc và thể hiện được nét cá tính riêng biệt của vị thánh đó.
Ban lộc
Những người ngồi xem hầu đồng ở phía dưới, nếu thánh hài lòng sẽ vỗ đùi và cầm tiền tung ra xung quanh. Lộc thánh ban là những xấp tiền lẻ, tiền rơi vào chỗ người nào thì người đó nhận được lộc. Tuyệt đối không nên tranh cướp kinh động đến các vị thần linh.
Thánh thăng
Sau khi thực hiện phán truyền xong, cô (cậu) đồng sẽ ngồi xuống, bắt chéo chân trước trán che quạt lên đỉnh đầu và khẽ rùng mình. Lúc này thánh đã rời khỏi xác người hầu đồng.
Người phụ xung quanh sẽ lấy khăn phủ điện lên đầu người hầu đồng. Tiếng nhạc vang lên và hát điệu thánh giá hồi cung. Sau khi nghỉ ngơi sẽ thực hiện các giá đồng mới.
Trên đây là những giải thích giúp bạn hiểu được lên đồng có thật không. Hầu đồng là hoạt động tâm linh quen thuộc đầu năm mới. Lễ hầu đồng thường thu hút lượng lớn người tham gia với mong muốn nhận lộc thánh ban để cầu mong sự bình an, may mắn cho gia đình.